Chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cho bé
Tăng sức đề kháng cho trẻ là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và một trong những biện pháp hiệu quả nhất chính là thay đổi dinh dưỡng. Vậy bố mẹ cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé hằng ngày? Hãy cùng Gmembers tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng cơ thể được bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh khi bị chúng tấn công.
Với từng giai đoạn phát triển trong cuộc đời mà mỗi chúng ta sẽ có khả năng đề kháng khác nhau. Trong đó, sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu kém, đây là lý do khiến trẻ nhỏ hay ốm vặt, nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa... rất cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và/hoặc kèm theo chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
Tăng sức đề kháng cho trẻ là một việc làm cấp thiết mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nên quan tâm để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bé phát triển, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một trong những cách tăng sức đề kháng trẻ em hiệu quả chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp.
Những vi chất giúp tăng sức đề kháng trẻ em
Vitamin A
Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Việc bổ sung đầy đủ vitamin A làm giảm đến 23% nguy cơ tử vong ở trẻ. Thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân khiến các tuyến ngoại tiết của cơ thể giảm khả năng bài tiết, giảm khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, các món ăn tăng sức đề kháng cho bé nên bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin A như quả gấc, rau ngót, rau dền, gan gà...
Vitamin E
Vai trò của vitamin E bao gồm tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ, bảo vệ các chất béo của màng tế bào tránh khỏi quá trình oxy hóa và tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Do đó, muốn có chế độ ăn tăng sức đề kháng cho con thì cha mẹ cần bổ sung vitamin E thông qua các loại thực phẩm như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu ô-liu và các loại rau có màu xanh đậm.
Vitamin C
Vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nguyên liệu cần thiết của tế bào lympho T và bạch cầu. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp cơ thể trẻ tăng lượng IgA, IgM, tăng hoạt tính bạch cầu, tăng kích thích chuyển dạng lympho và hình thành các bổ thể. Vitamin C có nhiều trong: rau ngót, rau dền, rau đay và các loại trái cây như: bưởi, đu đủ, cam, chanh...
Vitamin D
Vitamin D thuộc nhóm tan trong chất béo và có mối liên hệ đặc biệt đến hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn cung cấp chính của vitamin D được da tổng hợp thông qua xúc tác của bức xạ tia UV-B (chiếm 80-90%) và chế độ ăn uống (khoảng 10-20%).
Do đó, để cung cấp đủ vitamin D mỗi ngày, bé cần được tắm nắng 15-30 phút và tăng cung cấp qua bữa ăn giàu thực phẩm chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, các loại hải sản...
Vitamin nhóm B
Vai trò của vitamin B9 và B6 quan trọng hơn loại còn lại. Thiếu hụt B9 là nguyên nhân các tế bào chậm trễ tổng hợp và tham gia vào các cơ chế miễn dịch.
Thiếu vitamin B6 sẽ làm chậm khả năng miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Để bổ sung các vitamin nhóm B, món ăn tăng sức đề kháng cho bé nên cung cấp đủ cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì...
Sắt
Sắt là nguyên liệu không thể thiếu để để hợp ADN. Trẻ thiếu sắt đồng nghĩa nguy cơ nhiễm khuẩn tăng lên. Sắt tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Các món ăn giúp bổ sung sắt cho cơ thể trẻ bao gồm: nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng...
Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp các vết thương mau lành, cải thiện vị giác và khứu giác. Bên cạnh đó, kẽm tham gia tạo nên các enzym chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy cơ thể thiếu kẽm nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm sức đề kháng. Các món ăn giàu kẽm bao gồm thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, hàu...
Selen
Selen đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của men glutathione peroxidase, do đó selen sẽ ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ thống miễn dịch, bao gồm hoạt động của các tế bào bạch cầu. Thiếu hụt selen là nguyên nhân khiến chức năng miễn dịch bị ức chế và từ đó giảm khả năng chống lại các tác nhân nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng có thể bổ sung các vi chất qua các loại thực phẩm chức năng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ qua bài viết của Gmembers sẽ giúp bố mẹ dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm phù cho bé yêu nhà mình.
Hãy liên hệ với Gmembers để được tư vấn về các liệu pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp:
Địa chỉ: 39 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: + 84 33 212 7755/ + 84 33 217 1155
Zalo: + 84 33 212 775
Email hỗ trợ: info@gmembers.vn